VDAP

photo-07
photo-05
photo-09
photo-04
photo-13
photo-01
photo-02
photo-10
photo-16
photo-12
photo-14
photo-06
photo-17
photo-15
photo-03
photo-08
photo-11

LIÊN LẠC ĐIỀU TRỊ

  Drug Health Services, South West Sydney LHD 1300 031 131
 Drug Health Services, Sydney LHD02 9515 6311

ĐT Thông Dịch (TIS)   131 450 


 

Thuốc Lá Tại Việt Nam

BÁO DÂN VIỆT: www.danviet.vn 10/06/2012 | 09:36

Mua thuốc lá ở Việt Nam: Dễ hơn mua kẹo

Không đâu mua thuốc lá dễ như Việt Nam. Không đâu tràn lan thuốc lá lậu như Việt Nam. Không đâu có tỉ lệ nam giới hút thuốc lá nhiều như Việt Nam. Không đâu mua thuốc lá rẻ như Việt Nam...

Tất cả những điều này dẫn đến một hệ quả: Tại Việt Nam, hàng năm có hơn 40.000 người tử vong vì thuốc lá, ước tính năm 2030 con số này sẽ tăng lên 70.000 người. Điều đáng nói là phòng chống hút thuốc lá còn được xây dựng cả đề án mang tầm quốc gia, thậm chí câu chuyện về thuốc lá còn được đặt lên bàn nghị sự, nhưng dường như số lượng thuốc lá buôn lậu vào Việt Nam ngày một nhiều hơn và số người hút thuốc lá cũng ngày một gia tăng.

100612 kinh-te thuoc-la-dan-viet 

Một quầy bán thuốc lá ven đường. Ảnh: Internet

Thuốc lá: Mua dễ hơn kẹo

Kết quả điều tra mới đây tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM cho thấy, thuốc lá không chỉ nằm ở các cửa hàng mà có mặt ở tất cả những nơi như chợ, quán cà phê, quán rượu, hàng trà đá… đến cả căng-tin trường học. Ai có nhu cầu có thể dễ dàng mua thuốc lá ở bất cứ nơi đâu, kể cả trẻ em chưa qua tuổi 18. Tại rất nhiều quán café cũng thường gặp những cô gái cao ráo mặc đồng phục đi tiếp thị, mời chào những “thượng đế trẻ” mua hút thử các loại thuốc lá mới ra mắt. Thực tế để phục vụ lợi ích kinh doanh, thuốc lá được tiếp thị tới tận… chân răng.

Hiện nay những thuốc lá đóng “mác ngoại” trên thị trường được đi theo 3 con đường. Thứ nhất là nhập lậu, thuốc loại này số lượng khá nhiều nhưng chất lượng không ai kiểm chứng, vì có thể đó là thuốc giả. Thứ hai, thuốc đến từ các cửa hàng miễn thuế ở sân bay và các cửa khẩu.

Thuốc loại này thì được kiểm chứng chắc chắn hơn, vì thường bán cho người nước ngoài. Con đường thứ ba là xách tay, loại này chất lượng được đảm bảo hơn, khá đắt bởi thường do người đi nước ngoài hoặc tiếp viên hàng không mang về bán lại, đủ các loại, tuy nhiên, hàng loại này số lượng không có nhiều do mỗi người chỉ mang được một ít theo quy định.

Chỉ cần đi qua các con phố cổ, các phố quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm là có thể dễ dàng mua được một bao thuốc lá “mác ngoại”. Ở đây, người ta có thể mua được tất cả các loại thuốc, từ cao cấp như xì gà cho đến loại thuốc lá thông dụng, thậm chí có những loại thuốc chưa nghe tên bao giờ. Đa phần những loại thuốc lá này là hàng nhập lậu.

Những cửa hàng bán thuốc lá “di động” trên hồ Hoàn Kiếm vẫn tồn tại hết tháng này qua năm khác là một dấu hỏi lớn với những đơn vị quản lý, dĩ nhiên họ thấy, họ biết nhưng tại sao lại không làm gì được (?). Thực tế câu chuyển quản lý, bắt và xử lý những cơ sở bán thuốc lá là rất khó, bởi chủ cơ sở đã “ngụy trang” rất kỹ càng, các cơ quan chức năng ập vào bắt thì chẳng có gì cả, tất cả mẫu thuốc lá chỉ là những vỏ bao thuốc rỗng...

Cấm khó, lách dễ

Chương trình quốc gia phòng chống tác hại thuốc lá sau 10 năm thực hiện chưa đạt nhiều kết quả khả quan - đó là đánh giá của giới chuyên môn. Năm 2000, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 12/2000/NQ-CP phê duyệt chương trình quốc gia về PCTHTL 2000-2010 nhằm giảm nhu cầu sử dụng, giảm mức cung cấp các sản phẩm thuốc lá, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh liên quan đến thuốc lá. Tuy nhiên, sau 10 năm thực hiện, tỷ lệ nam giới hút thuốc lá chỉ giảm được đúng 9% (từ 56% xuống 47%). Chương trình PCTHTL giai đoạn 2011-2020 mục tiêu chỉ khiêm tốn giản 5% xuống còn 42%. Quy định cấm bán thuốc lá cho người dưới 18 tuổi đến nay gần như chỉ thực hiện trên… giấy do không quản lý được hệ thống bán lẻ thuốc lá; việc cấp phép mới chỉ dừng lại ở các đại lý bán buôn. Người dân - dù là bất kỳ ai, lứa tuổi nào cũng có thể mua thuốc lá và hút ở bất kỳ đâu chính là những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ hút thuốc cao ở nước ta. Thế nên mới có chuyện vui rằng cấm hút thuốc lá ở Việt Nam quả là khó hơn… lên trời.

Đến nay, Việt Nam đã hoàn toàn cấm các hoạt động quảng cáo, khuyến mại thuốc lá công khai trên báo đài, truyền hình, panô, áp-phích quảng cáo... Tuy nhiên, hình ảnh các loại thuốc lá vẫn đến được với người tiêu dùng bởi các “chiêu” lách luật quảng cáo rất tinh vi; cộng thêm những lỗ hổng lớn trong việc quản lý thuốc lá.

Thông tư 78 của Bộ VH-TT&DL quy định “Tại điểm bán, không được trưng bày quá một bao hoặc một tút của một nhãn hiệu thuốc lá” nhưng việc thực hiện quy định này còn nhiều hạn chế. Quy định cấm trưng bày quá 1 bao/tút của một nhãn hiệu thuốc lá chiếm đến hơn 90% - đây là một tỉ lệ vi phạm quá cáo tại các điểm buôn bán thuốc lá được đưa ra từ kết quả điều tra-quan sát liên tiếp trong vòng 3 năm tại 1.500 điểm bán thuốc lá tại 10 tỉnh, thành trên cả nước do trường ĐH Y tế công cộng thực hiện. Mức phạt đã tăng lên 1,5-2 lần nhưng con số vi phạm vẫn không giảm.

Thạc sỹ Lê Thị Thanh Hương, điều phối viên Dự án “Hướng tới một Việt Nam không có quảng cáo, khuyến mại và tài trợ thuốc lá”, Đại học Y tế công cộng cho biết: Các hình thức vi phạm thường gặp là trưng bày nhiều sản phẩm của một nhãn hiệu thuốc lá, thậm chí trưng bày lẫn với các sản phẩm thông thường khác như kẹo, bánh… tạo thành các điểm quảng cáo hấp dẫn, dễ nhận biết tại điểm bán.

Đặc biệt, cụm từ “một sản phẩm” trong Điều 25, khoản 1b của Dự thảo Luật quy định: “Tại các điểm bán, không được trưng bày quá 1 bao/1 tút/hộp của một sản phẩm của một nhãn hiệu thuốc lá” là một kẽ hở rất lớn mà các công ty thuốc lá sẽ khai thác triệt để. Bởi mỗi nhãn hiệu thuốc lá có rất nhiều các loại sản phẩm khác nhau, cho phép trưng bày 1 bao/1 tút của một sản phẩm của một nhãn hiệu thuốc lá thì mỗi cửa hàng bán lẻ sẽ trưng bày hàng chục loại sản phẩm khác nhau của mỗi nhãn hiệu.

Chuyện ở Tây cấm thuốc lá

Liên đoàn Bóng đá châu Âu (UEFA) đã tuyên bố cấm tuyệt đối khói thuốc lá tại tất cả các SVĐ trong thời gian diễn ra Euro 2012 tại Ba Lan và Ukraine. Theo đó việc bán, hút hoặc quảng cáo thuốc lá tại tất cả các SVĐ cả trong và ngoài trời sẽ không được phép. Tại Pháp, tháng 2-2007 đã áp dụng sắc lệnh cấm hút thuốc tại nơi công cộng, người phạm lỗi bị phạt từ 68 đến 135 Euro.

Tại Nhật cấm hút thuốc lá nơi công cộng từ năm 2004 và bệnh viện, trường học là những nơi bị cấm triệt để. Người vi phạm có thể bị phạt 2.000 Yên. Tại những nơi vui chơi, giải trí như rạp chiếu phim, nhà hàng, vũ trường luôn có hai khu vực riêng biệt dành cho người hút thuốc và người không hút thuốc. Khu vực hút thuốc được bố trí ở góc khuất, cách xa các khu khác, có kính bao bọc để khói thuốc không tỏa ra ngoài. Trên đường, người muốn hút thuốc có thể ghé vào trạm bán nước giải khát tự động.

Chính phủ Nhật cũng đánh thuế cao đối với thuốc lá. Điều luật cấm hút thuốc lá nơi công cộng được Đức triển khai từ giữa năm 2008. Không chỉ ở nhà ga, bến xe, phương tiện giao thông công cộng, người dân còn bị cấm hút thuốc ở nhà hàng, quán bar. Do đó chỉ có thể hút thuốc ở nhà riêng, trong ôtô cá nhân và một số địa điểm cho phép.

Ngoài ra, người hút thuốc cũng có thể đến câu lạc bộ đặc biệt dành riêng cho người hút thuốc với những tiêu chuẩn khá nghiêm ngặt. Lệnh cấm hút và quảng cáo thuốc lá cho dù trực tiếp hay gián tiếp ở những nơi công cộng tại Ấn Độ bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 2.5.2004.

Theo đó, Ấn Độ cấm tất cả phương tiện truyền thông đại chúng quảng cáo các sản phẩm thuốc lá, ngoại trừ ở những điểm bán thuốc lá. Hút thuốc ở những nơi công cộng như đường phố, xe buýt, tàu, khách sạn, sân bay và chợ sẽ bị cấm. Những người vi phạm có thể bị phạt 200 Rupee. Nước này cũng cấm bán thuốc lá gần các viện nghiên cứu hay các trường học. Tại Singapore, mức phạt tối đa dành cho người vi phạm đến 2 chữ “thuốc lá” lên đến 1.000 đôla Singapore.

Thuốc lá vào nghị trường

Việt Nam bắt đầu cấm hút thuốc lá nơi công cộng từ 1.1.2010 theo Quyết định 1315/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nhưng dường như việc cấm thì cứ cấm mà người dân hút thì cứ “đàng hoàng” hút tìm đâu ra người xử phạt (?). Tính đến ngày 16.3.2012 có 40 Đoàn đại biểu Quốc hội và 7 ý kiến Đại biểu Quốc hội góp ý kiến bằng văn bản về Dự án Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá gửi tới Ủy ban về các vấn đề xã hội - Bà Trương Thị Mai, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho biết.

Đa số ý kiến cho rằng việc ban hành Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá là cần thiết. Đúng vậy, rất nhiều ý kiến cho rằng việc cấm hút thuốc lá và xử phạt hành vi hút thuốc lá là cần thiết… Song có một câu hỏi được đặt ra là để xử phạt hành vi hút thuốc lá, ai được trao thẩm quyền xử phạt đối với hành vi này? Ai là người đứng ra bảo vệ những đứa trẻ hoặc người phụ nữ trong gia đình, lực lượng xử phạt ở đâu để người bị tác động bởi khói thuốc lá có thể cầu cứu và nếu có thì có thể báo với người có thẩm quyền xử phạt.

Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIII đang diễn ra, trong phiên thảo luận về Dự án Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (TP Hồ Chí Minh) cho rằng, cần quy định xử phạt nghiêm khắc hơn các hành vi vi phạm, nhất là việc hút thuốc nơi công cộng. Để đảm bảo tính khả thi, người đứng đầu địa điểm công cộng cần được trao quyền xử phạt.

Đặc biệt, cần quan tâm xử lý nghiêm khắc hành vi buôn lậu thuốc lá, thậm chí có thể xử lý hình sự và tuyệt đối không cho tái xuất thuốc nhập lậu… Mặc dù không nhiều ý kiến đánh giá cao tính khả thi của dự luật này song cũng cần nhìn nhận thuốc lá chính là kẻ giết người âm thầm nhưng ghê gớm không thua gì các loại virus nguy hiểm, mỗi năm, nó lại cướp đi mạng sống của khoảng 40.000 người.

Chính vì vậy, khi đã ban hành luật, thì cần có những quy định hết sức cụ thể, dễ áp dụng trong đời sống, và cần tính tới nhiều biện pháp cứng rắn, quyết liệt hơn để cấm thuốc lá. Cấm thuốc lá không chỉ với hành vi sử dụng thuốc lá mà còn phải quyết liệt hơn với hành vi buôn lậu thuốc lá. Cần có quy định về người được quyền xử phạt và mức phạt cụ thể cho một lần vi phạm hút thuốc lá tại những khu vực cấm hút thuốc lá.

Theo An ninh Thủ đô

 

Khoa Học & Y Khoa

Bạn đang ở trang: Home Tin Hay Thuốc Lá Tại Việt Nam