VDAP

photo-11
photo-17
photo-14
photo-05
photo-08
photo-09
photo-03
photo-04
photo-15
photo-02
photo-13
photo-10
photo-06
photo-07
photo-16
photo-12
photo-01

LIÊN LẠC ĐIỀU TRỊ

  Drug Health Services, South West Sydney LHD 1300 031 131
 Drug Health Services, Sydney LHD02 9515 6311

ĐT Thông Dịch (TIS)   131 450 


 

Cấp Cứu Người Quá Liều Heroin

   pdf Cấp Cứu Quá Liều  Quá liều heroin hoặc các dạng chất thuốc phiện khác là sự kiện người sử dụng thuốc bị hôn mê và có thể ngưng thở. Hơi thở cũng thường chậm dần dần trong một thời gian, chứ không phải tự dưng ngừng đột ngột.
 

Nghe Online hay tải xuống

 
 
Quá liều heroin có thể xảy ra với liều heroin quá mạnh so với sự chịu đựng của cơ thể, nhưng cũng có thể chỉ với liều nhỏ nếu trong cơ thể vẫn còn nhiều những chất ức chế khác như rượu hoặc thuốc an thần. Chết vì quá liều rất dễ xảy ra nếu không được cấp cứu kịp thời.

Những yếu tố có nguy cơ gây Quá liều

  • Chích ma túy
  • Dùng nhiều loại ma túy
  • Sau một thời gian dài bỏ ma túy (td. ở tù, sau các chương trình điều trị cai nghiện)
  • Dùng một mình  

Làm sao nhận ra trường hợp quá liều?

  • Thở chậm hoặc ngưng thở
  • Người trở nên tím tái (nhất là ở môi, các ngón tay và ngón chân vì thiếu oxy)
  • Không trả lời khi ta gọi tên hoặc lay nhẹ đương sự
  • Nghe thấy tiếng ngáy hoặc tiếng òng ọc kỳ lạ khi đương sự đang ngủ
  • Mạch tim rất chậm hoặc mất luôn  

Phải làm gì khi nghi ngờ gặp trường hợp quá liều?

                Nguyên tắc hành động khi Cấp Cứu: DR ABC

     D: Danger (Nguy hiểm)

     R: Response (Đáp ứng)

     A: Airway (Khí quản)

                     B: Breathing (Hơi thở)

     C: Circulation (Tuần hoàn) 

               Danger (Nguy hiểm)

Đầu tiên phải kiểm tra xem có gì nguy hiểm cho mình và những người chung quanh tại hiện trường không:

  • Hiện trường có an toàn không?
  • Việc gì đã xảy ra?
  • Có bao nhiêu nạn nhân?
  • Những người ở gần đó có thể giúp được gì không?
  • Nguyên nhân khả dĩ nào gây ra tình trạng đó cho nạn nhân?
  • Có thể có giây điện, khí đốt hoặc những nguy hiểm khác?
  • Trong trường hợp một người dùng ma túy quá liều, ta cần để ý xem có kim, ống chích gần đó không
  • Nếu có một chút máu nào, ta phải cẩn thận và tuân theo những qui tắc tiêu chuẩn đề phòng máu huyết
  • Ta nên cố gắng xử dụng các biện pháp phòng ngừa như mặt nạ sơ cứu và/hoặc găng tay

                Response (Đáp ứng)

Ta nên cố gắng kiểm tra xem nạn nhân có tỉnh không, bằng cách cẩn thận lay nhẹ vai và gọi/hỏi tên đương sự (chạm nhẹ và hỏi tên)

  • Nếu đương sự mở mắt và nói chuyện, vẫn còn tỉnh, thở, có mạch tim. Hãy để họ trong tư thế thoải mái nhất
  • Tự giới thiệu với nạn nhân. Hỏi họ có cần mình giúp đỡ không. Hãy nói cho họ biết là mình có học về sơ cứu. Điều ấy có thể làm an tâm phần nào. Nhưng trước khi làm sơ      cứu, bạn phải được nạn nhân đang tỉnh táo cho phép bạn giúp đỡ chăm sóc họ, nếu nạn nhân có thể giao tiếp được. Việc cho phép này gọi là sự “đồng ý”. Nạn nhân có quyền từ chối hay chấp nhận sự chăm sóc
  • Trong trường hợp cấp cứu một người bất tỉnh hoặc chảy máu trầm trọng và không thể giao tiếp được, luật pháp hiểu ngầm sự đồng ý của nạn nhân. Tuy nhiên sự đồng ý chỉ áp dụng cho những trường hợp khi sự sống và sức khoẻ tương lai của nạn nhân bị đe dọa
  • Cố gắng giữ nạn nhân tỉnh táo, cho đứng dậy, đi tới đi lui và nói chuyện với họ
  • Cứ tiếp tục như thế cho đến khi nạn nhân có vẻ hồi tỉnh lại, nhưng nhớ trông chừng vì nạn nhân dễ bị trở lại tình trạng như cũ
  • Nếu bất tỉnh tỉnh, không có phản ứng: Bất tỉnh là một hoàn cảnh nguy hiểm cho tính mạng. Người bất tỉnh không tự bảo vệ cho mình khỏi những nguy hiểm khác như việc xe cộ đang chạy đến, lửa cháy. Nạn nhân không thể giữ khí quản được thông, có thể ngừng thở,hoặc chết vì bị máu chảy mà không cầm lại được. Trong trường hợp này, bạn phải gọi xe cứu thương, kiểm soát khí quản, hơi thở và tuần hoàn của tim. Những giai đoạn này dễ nhớ: ABC

Gọi xe cứu thương

- Nếu được, hãy nhờ người nào đó đang hiện diện đi gọi điện thoại cấp cứu để bạn có thể ở lại giúp nạn nhân.

- Khi bạn nhờ ai đó gọi điện thoại:

              1. Nhờ 1 hay 2 người đi điện thoại.

              2. Dặn họ gọi 000

              3. Dặn gọi cho nhân viên trực tổng đài những thông tin cần thiết. Đa số nhân viên trực sẽ hỏi những    chi tiết quan trọng sau:

 a. Địa chỉ chính xác, địa điểm nơi cần cấp cứu, tên thành phố, khu phố, tên những con đường gần đó, tên building, lầu, số phòng.

 b. Số telephone của người gọi.

 c. Tên người gọi

 d. Chuyện gì đã xảy ra

 e. Bao nhiêu người dính líu đến tai nạn

 f. Hoàn cảnh của nạn nhân: đau ngực, khó thở, không mạch, chảy máu.

4. Dặn người gọi chỉ cúp điện thoại khi người trực tổng đài cúp. Bảo đảm sao cho nhân viên trực có tất cả mọi thông tin cần. Nhân viên trực cũng có thể hướng dẫn người gọi cách thức giúp đỡ nạn nhân cách tốt nhất cho đến khi xe cứu thương đến. Dặn người gọi điện thoại trở lại sau khi gọi cho bạn biết nhân viên trực tổng đài nói gì.

Airway (Khí quản)

  • Nếu nạn nhân không phản ứng gì, thì lật nằm nghiêng sang một bên và khai thông khí quản
  • Mở miệng bằng cách đặt một tay lên trán, tay kia đặt lên hàm giống như tay cầm khẩu súng lục
  • Nhìn vào miệng nạn nhân xem có vật gì cản trở không.
  • Nếu nhìn thấy có vật gì cản trở trong miệng, ta có thể dùng hai ngón tay để móc ra
  • Cẩn thận chỉ đưa ngón tay vào tới cuối hàm răng thôi. Nếu đưa ngón tay vào sâu hơn, ta có thể gây tổn hại cho khí quản nhiều hơn
  • Hơi ngửa đầu nạn nhân ra phía sau và nghiêng xuống phía dưới. Làm như vậy sẽ giúp cho chất lỏng chảy ra khỏi khí quản

     Breathing (Hơi thở)

  • Nhìn, nghe và sờ vào người xem có còn thở không
  • Nhịp thở thoải mái, bình thường khoảng từ 10 đến 20 nhịp một phút
  • Nhịp thở chậm quá mức, từ 2-4 nhịp, có thể gây ra tổn hại vĩnh viễn cho não bộ
  • Nếu nhịp thở của nạn nhân chậm và nông, nên để họ nằm trong tư thế hồi sức
  • Đừng để họ một mình, trừ trường hợp gọi xe cứu thương
  • Nếu họ không thở được, lúc đó ta cần giúp cho họ thở (Hô Hấp Nhân Tạo – EAR, Expired Air Resuscitation) bằng cách thổi hơi vào miệng
  • Gọi xe cứu thương và bắt đầu làm hô hấp nhân tạo ngay
  • Lật đương sự nằm ngửa, ngả đầu ra sau và dùng tay đặt lên cằm để mở miệng họ ra
  • Dùng miệng của mình bao kín miệng họ và bắt đầu hà hơi chuyền qua miệng

      Circulation (Tuần hoàn)

  • Nếu mạch (pulse) của nạn nhân không còn đập, ta nên dùng phương pháp Hồi Sinh Tim Phổi (CPR, Cardio Pulmonary Resuscitation) bằng cách nhấn lồng ngực
  • Muốn tìm vị trí chính xác đặt bàn tay, dùng các ngón tay rà trên lồng ngực tìm đầu xương ức hình chữ V, nơi các xương sườn tiếp giáp với xương ức, đặt ngón trỏ lên đáy chữ V đó
  • Đặt ngón trỏ kia lên đáy chữ V ở phía đầu trên xương ức
  • Đưa 2 ngón cái ra cho đều nhau để tìm điểm giữa xương ức
  • Đặt ức bàn tay ở ngay phía dưới điểm giữa xương ức (nơi 2 ngón tay giao nhau)
  • Nhấn 30 lần với nhịp độ 100 nhấn mỗi phút (theo phương pháp mới thì không cần hà hơi cho người bất tỉnh)
  • Cứ mỗi 2 phút ta ngưng lại và kiểm tra mạch
  • Nếu có hai người: thay phiên nhau ấn ngực

 Những điều không nên làm

  • Đừng đưa họ đi tắm, vì có thể họ bị chết đuối
  • Không nên tìm cách làm cho họ ói trong khi họ đang bất tỉnh
  • Đừng thử nhấn ngực nếu mạch tim đang còn
  • Cà phê, trà hoặc rượu không làm cho người ngất xỉu tỉnh lại và ói, nhưng họ có thể hít đồ ói vào và bị ngộp thở
  • Đừng chích amphetamines hoặc những thứ kích thích khác để gây phản ứng ngược lại của heroin
  • Đừng chuyền nước biển. Điều này không làm tỉnh người ngất xỉu, làm mất thời giờ và có thể gây tử vong

Tài liệu tham khảo

  1. DASC South Australia, 1996: Understanding overdose and what to do
  2. Andrew Preston, Paul Hardacre, Neil Hunt and Jon Derricot, Preventing Overdose, December 2001
  3. Australian Red Cross, New South Wales, Participants Manual, Heroin Overdose Prevention Education
 

 

Khoa Học & Y Khoa

Bạn đang ở trang: Home Rượu - Ma Túy Cấp Cứu Người Quá Liều Heroin