Thuốc Ngủ - An Thần
- Chi tiết
- Chuyên mục: Ma Túy
- Được đăng ngày 16 Tháng 8 2012
- Viết bởi Super User
- Lượt xem: 8406
Thuốc An Thần Thứ Yếu (Minor Tranquillisers) thuộc nhóm thuốc Benzodiazepines hay Benzos, được các bác sĩ cho toa để giúp cho dễ ngủ, giảm căng thẳng và bớt lo âu.
Source: www.amazon.com
THUỐC AN THẦN THỨ YẾU
Minor tranquillisers or Benzodiazepines
Nghe Online hay tải xuống
Loại - Class:
- Hợp pháp - Legal
- Ức chế thần kinh – Depressant
Tên lóng - Street names: Benzos, Bennies, Seras, Rohies, Red devils, Valleys
Thuốc an thần thứ yếu là gì? - What are minor tranquillisers?
Thuốc An Thần Thứ Yếu (Minor Tranquillisers) thuộc nhóm thuốc Benzodiazepines hay Benzos, được các bác sĩ cho toa để giúp cho dễ ngủ, giảm căng thẳng và bớt lo âu. Thuốc còn được xử dụng để trị bệnh động kinh (kinh phong), để thư giãn cơ bắp và để giúp cai nghiện rượu hoặc gây tê trước khi giải phẫu.
Những người xử dụng hê-rô-in có khuynh hướng dùng thuốc an-thần thứ yếu để thay thế khi không kiếm được hê-rô-in. Những người xử dụng Speed và Ecstasy có khuynh hướng dùng thêm thuốc benzô để giúp họ ngủ sau khi hai chất trên hết tác dụng.
Các loại thuốc benzô thường được xử dụng dưới dạng thuốc viên và được bán ngoài thị trường với các tên sau: Antenex, Diazemuls, Ducene, Valium, Alepam, Murelax, Serepax, Alodorm, Mogadon, Rivotril, Euhypnos, Normison, Temaze, Rohypnol, Librium, Xanax, Frisium, Ativan, Lexotan
Những thuốc này được gọi là "thuốc an thần thứ yếu" (minor tranquilliser) để phân biệt với loại "an thần chủ yếu" (major tranquillisers) dùng để điều trị bệnh tâm thần như bệnh phân tâm loạn trí / tâm thần phân liệt (Schizophrenia). Chữ "thứ yếu" (minor) ở đây không có nghĩa là những thuốc này không có tác dụng mạnh.
Thuốc an thần thứ yếu thuộc nhóm thuốc ức chế thần kinh (depressant drugs). Nó không có nghĩa là làm suy nhược tinh thần, nhưng tác dụng của chúng làm hệ thống thần kinh sinh hoạt chậm lại. Nó làm chậm lại những thông tin từ não đến cơ thể hoặc ngược lại. Rượu, bạch phiến và cần sa cũng thuộc nhóm thuốc ức chế thần kinh.
Tác dụng của thuốc an thần thứ yếu - Effects of Minor Tranquillisers
Tác dụng của thuốc an thần thứ yếu nơi mỗi người khác nhau tùy theo lượng xử dụng, thời gian xử dụng, trọng lượng và tuổi tác.
Hậu quả tức thời - Immediate effects
Xử dụng thuốc an thần thứ yếu trong thời gian ngắn (không quá 2 tuần) có thể có những hậu quả sau:
- Giảm bớt lo âu, thư giãn cơ bắp
- Chóng mặt, mệt mỏi, buồn ngủ
- Tâm tính thay đổi, thẫn thờ
- Giọng nói lắp bắp
- Phán đoán sai lạc, giảm bớt trí nhớ
- Ngất xỉu và đưa đến tử vong nếu liều thuốc quá mạnh, hoặc xử dụng chung với rượu, hay với thuốc khác.
Hậu quả do việc xử dụng lâu dài - Long term effects
Không nên xử dụng thuốc an thần thứ yếu trong thời gian lâu dài (hơn 2 tuần). Xử dụng lâu dài có thể gây ra:
- Buồn ngủ
- Mất trí nhớ, mất ngủ
- Lo âu, đau đầu
- Cáu kỉnh, gây hấn
- Lên cân
- Kinh nguyệt bất thường
- Xử dụng liều mạnh trong thời gian lâu dài có thể dẫn đến hậu quả như sau:
- Giọng nói lắp bắp
- Giảm khả năng điều hợp
- Suy nhược tinh thần
- Bị lú lẫn
Lờn và Ghiền - Tolerance and dependence
Lờn: Thuốc an thần thứ yếu rất có hiệu quả trong thời gian ngắn (khoảng 1-2 tuần), nhưng sau đó rất dễ bị lờn và phải cần liều thuốc mạnh hơn để có cùng hiệu quả như trước kia.
Ghiền: Sau vài tháng xử dụng thuốc an thần thứ yếu, người ta có thể bị ghiền.
Ghiền về mặt tâm lý sẽ cảm thấy không thể chịu được nếu không có thuốc và như thế rất khó lòng ngưng xử dụng.
Ghiền về mặt thể lý là khi cơ thể đã thích ứng với thuốc an thần, nghĩa là cơ thể quen sinh hoạt với sự hiện diện của thuốc.
Vã thuốc - Withdrawal
Nếu khi bị ghiền thuốc an thần thứ yếu mà đột ngột ngưng xử dụng hoặc giảm liều lượng thì sẽ bị những triệu chứng vã thuốc vì cơ thể phải thích ứng trở lại với việc sinh hoạt không có thuốc.
Những triệu chứng vã thuốc an thần khác nhau nơi mỗi người và cũng có thể rất nghiêm trọng. Có người không bị gì hết, có người thì triệu chứng vã thuốc kéo dài vài tuần, hàng tháng, có khi đến cả năm.
Những triệu chứng vã thuốc có thể là:
- Lo âu và hoảng sợ
- Yếu đuối
- Ăn mất ngon
- Buồn nôn, ói mửa và đau bụng
- Khó ngủ
- Nét mặt đờ đẫn
- Suy nhược tinh thần
- Cảm giác bị cô lập và không thực tế
- Rối loạn tâm thần
Những triệu chứng này có thể trầm trọng nếu ngưng thuốc đột ngột, đặc biệt là khi đang xử dụng liều lượng mạnh. Những người xử dụng thuốc an thần trên hai hoặc ba tuần không nên ngưng thuốc đột ngột khi không có ý kiến bác sĩ hay chuyên viên y tế.
Các chuyên viên y tế kinh nghiệm khuyên nên giảm liều lượng từ từ trong vòng 2 đến 3 tháng để tránh những cơn vã thuốc trầm trọng.
Thuốc an thần và những loại thuốc khác - Tranquillisers and other drugs
Xử dụng thuốc an thần chung với rượu, thuốc barbiturates, thuốc trị dị ứng (antihistamines), thuốc trị suy nhược (antidepressant), cần sa hoặc bạch phiến có thể tăng mạnh thêm tác dụng của các thuốc. Điều này rất nguy hiểm nếu lái xe.
Trong thời kỳ mang thai và cho con bú sữa - Pregnancy and Breastfeeding
Nếu đang có thai, dự định có thai hoặc đang cho con bú, không nên dùng thuốc an thần.
Thuốc an thần xử dụng trong thời kỳ mang thai sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai. Thuốc cũng có thể chuyền từ cơ thể người mẹ qua em bé qua việc bú sữa.
Điều trị - Treatment
Điều trị bao gồm tư vấn, cắt cơn, phục hồi và dược lý trị liệu. Có các chương trình cắt cơn, phuc hồi nội trú hoặc ngoại trú.
Việc điều trị sẽ hiệu quả hơn nếu thực hiện phù hợp với hoàn cảnh của bệnh nhân, và thường bao gồm việc phối hợp các phương pháp với nhau.
Muốn điều trị bệnh ghiền nghiện thuốc an thần, hãy liên lạc với Trung Tâm Cai Nghiện Rượu và Ma Túy, Trung Tâm Y Tế Cộng Đồng địa phương hay bác sĩ gia đình để được hướng dẫn
Tài liệu tham khảo - References
- http://druginfo.adf.org.au/article.asp?ContentID=benzodiazepines
- Australian Drug Foundation (1997) Drug information pamphlets
- Centre fr Education and Information on Drugs and Alcohol (CEIDA). 1997. Drug Information Fact Sheets
- http://www.health.nsw.gov.au/public-health/dpb/publications/pdf/factsheets/benzos.pdf